Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi BS Phạm Văn Dũng – Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. Để kiểm soát tốt đường huyết cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn đúng thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường.
Mục lục
1. Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của thực phẩm
Chỉ số đường huyết (glycemic index) viết tắt là GI, là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hay chậm sau khi ăn các loại thực phẩm giàu chất bột đường.
Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh, sau khi ăn các loại thực phẩm này thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.
Với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, sau khi ăn vào mức đường huyết được tăng lên từ từ và giảm một cách chậm rãi, nhờ vậy, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định và có lợi hơn cho sức khỏe và trí não. Khi cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh bị đái tháo đường sẽ giúp ổn định tình trạng sức khỏe.
Thực phẩm cho bệnh nhân bị đái tháo đường
2. Phân loại chỉ số đường huyết của thực phẩm
Chỉ số đường huyết của thực phẩm được phân loại thành 4 mức độ: rất thấp, thấp, trung bình, cao. Chỉ số này càng nhỏ thì thực phẩm càng ít ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu.
Chỉ số đường huyết được phân loại như sau:
– Rất thấp: GI <40%
– Thấp: GI từ 40 – 55%
– Trung bình: GI từ 56 – 69%
– Cao: GI ≥70%
Bệnh nhân đái tháo đường cần ưu tiên lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát lượng đường huyết cơ thể không tăng giảm đột ngột. Mẹo sống khỏe sẽ giúp mọi người giữ gìn sức khỏe và có chế độ ăn uống hợp lý hơn.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường
3. Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm thông dụng
Mỗi loại thực phẩm thường có một mức glucose (GI) khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm thông dụng.
Nhóm thực phẩm | Tên thực phẩm | Chỉ số đường huyết (%) |
Bánh mì | Bánh mì trắng | 100 |
Bánh mì đen | 49 | |
Bánh hamburger | 61 | |
Ngũ cốc | Khoai lang nướng | 135 |
Bột dong | 95 | |
Yến mạch | 85 | |
Gạo trắng | 83 | |
Gạo giã dối | 72 | |
Khoai sọ | 58 | |
Khoai lang luộc | 54 | |
Củ từ | 51 | |
Sắn (khoai mì) | 50 | |
Lúa mạch | 31 | |
Quả chín | Dưa hấu | 72 |
Cam | 66 | |
Xoài | 55 | |
Táo | 53 | |
Nho | 43 | |
Anh đào | 32 | |
Mận | 24 | |
Rau | Cà rốt | 49 |
Rau muống | 10 | |
Rau cải | 10 | |
Bắp cải | 10 | |
Đậu | Đậu xanh | 33 |
Đậu đen | 41 | |
Lạc | 19 | |
Đậu tương | 18 | |
Kem, sữa | Sữa chua | 52 |
Kem | 52 | |
Sữa gầy | 32 | |
Sữa tươi | 40 | |
Đường | Đường kính | 86 |
Đường ăn kiêng | 0 | |
Đường dừa | 54 | |
Bánh | Bánh bông lan | 70 |
Bánh quy | 83 |
Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm
Để được tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường, quý khách vui lòng liên hệ 1900969615.
Xem thêm: Thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường ăn qua ống thông
Thảo luận về post này