Tập yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, đặc biệt là các mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm, cường độ tập luyện sao cho phù hợp.
Mục lục
1. Tác dụng của tập yoga khi mang bầu
Yoga mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Với mẹ bầu
- Chất lượng giấc ngủ được cải thiện
- Giảm căng thẳng và lo lắng hàng ngày liên quan đến việc mang thai
- Tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp
- Tăng sức chịu đựng cho cơ thể để vượt qua quá trình chuyển dạ và sinh nở dễ dàng
- Giảm các triệu chứng thai kỳ phổ biến như đau lưng dưới, đau đầu, buồn nôn…
Với thai nhi
- Bé sinh ra đủ cân, khỏe mạnh, thông minh
- Gắn kết tình cảm mẹ và bé
- Kích thích phát triển chức năng não bộ của bé từ trong bụng mẹ
Tập yoga khi mang bầu giúp mang lại nhiều lợi ích – Ảnh: nurturedbirth
2. Bà bầu nên tập yoga khi nào?
Bà bầu bắt đầu tập yoga sau ba tháng đầu là tốt nhất, thường là sau 14 tuần. Tuy nhiên không phải thể trạng sức khỏe của bà bầu nào cũng giống nhau, vậy nên để an toàn tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ về thời gian nên tập yoga lúc nào tốt nhất. Thường xuyên tập luyện Yoga đúng cách giúp bạn có lối sống khỏe tốt hơn.
3. Thời gian tập yoga cho bà bầu
Thời gian tập yoga tốt nhất là vào buổi sáng sớm khoảng 6h và lúc chiều tối tầm 18h.
Tập yoga tại nhà: Nếu bạn chọn tập tại nhà thì chỉ cần 30 phút mỗi ngày là đủ.
Tập ở phòng tập: Mẹ bầu chỉ cần tập 3 buổi/tuần, mỗi buổi 60 phút.
Khi bạn đang mang bầu mà tập luyện Yoga phù hợp sẽ giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nếu bạn chưa biết những ai không nên tập Yoga cần tìm hiểu kỹ để quá trình tập luyện Yoga đạt hiệu quả tốt nhất.
Thời điểm vàng cho việc tập yoga là vào lúc sáng sớm
4. Tập yoga cho bà bầu nên kết thúc khi nào?
Bạn có thể tập cho đến ngày chuyển dạ. Tuy nhiên, khi tập yoga 3 tháng cuối, bạn nên tập các tư thế nhẹ nhàng và tập trung vào việc phục hồi nhiều hơn.
5. Những lưu ý khi tập yoga để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé
- Tránh các tư thế vặn xoắn phần hông: Các động tác vặn xoắn hông sẽ làm giảm không gian phát của bé. Ngoài ra, các tư thế này còn có thể ảnh hưởng xấu đến việc lưu thông máu đến thai nhi.
- Hạn chế thực hiện các tư thế nằm sấp: Sau tam cá nguyệt đầu tiên, việc nằm sấp không chỉ khiến bạn thấy không thoải mái mà nó còn không an toàn cho bé cưng.
- Không đưa đầu gối cao hơn xương chậu: Đưa đầu gối lên cao hơn xương chậu khi thực hiện các động tác này sẽ khiến thai nhi nằm sai vị trí và cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé.
- Không cuộn tròn: Các động tác cuộn tròn có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi bởi sự tác động trực tiếp của nó đến bụng của mẹ bầu.
- Không thực hiện các tư thế quá nặng: Mỗi ngày, bà bầu chỉ nên tập yoga từ 30 – 45 phút, nên tập các tư thế yoga nhẹ để tăng thể lực và sức mạnh của cơ thể.
Xem thêm: Hướng dẫn tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu
Luôn nhớ giữ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi
Như vậy có thể bà bầu tập yoga là điều hoàn toàn được khuyến khích. Dù bạn là người mới tập hay đã tập lâu năm, việc tập yoga trong thai kỳ vẫn mang lại vô vàn lợi ích.
Thảo luận về post này