Người mắc trầm cảm ngày càng có nhiều nhận thức và suy nghĩ tiêu cực. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua những chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Viết Chung – Bác sĩ điều trị tại khoa Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện E Hà Nội.
Hiện nay, người mắc trầm cảm ngày càng có nhiều nhận thức và suy nghĩ tiêu cực do sự lệch lạc trong các suy nghĩ tự động (automatic thoughts) của họ, những suy nghĩ này đến nhanh và vượt ra ngoài ý thức của bạn. Có một lối sống khỏe sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Mục lục
Sai lệch nhận thức và suy nghĩ tiêu cực
Nhà tâm lý học Aaron Beck đã chỉ ra những sai lệch nhận thức của người trầm cảm như sau:
– Suy luận chủ quan tùy tiện: đưa ra kết luận khi không đủ hoặc không có bằng chứng. Rút ra kết luận chỉ dựa trên một khía cạnh nhỏ của tình huống mà không nhìn tổng quát vấn đề.
– Phóng đại quá mức tầm quan trọng của những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống.
– Giảm thiểu, đánh giá thấp ý nghĩa và tầm quan trọng của các sự kiện tích cực.
– Ôm đồm và gắn tất cả những gì tiêu cực của người khác là do mình, vì mình và tại bản thân mình gây ra cho dù không biết hoặc không có liên quan.
Vì có nhận thức, suy nghĩ sai lệch mà nhiều người bị mắc bệnh trầm cảm. Bạn nên chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân để có sức khỏe tốt nhất.
Người mắc trầm cảm thường có suy nghĩ tiêu cực
Diễn biến nội tâm của người trầm cảm
Các suy nghĩ nêu trên kích hoạt bộ ba nhận thức trong trầm cảm của Beck, khiến họ có cái nhìn tiêu cực về bản thân, tương lai và mọi thứ xung quanh. Chính bản thân mỗi người có thể tự cảm nhận những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Họ không có niềm vui trong cuộc sống, thiếu động lực và ngày càng thu mình, tự cô lập bản thân khiến người khác coi họ là những kẻ lười biếng.
Xem thêm: Suy nghĩ của người trầm cảm
Nhiều người có thể cảm thấy buồn, chán nản, thất vọng, vô dụng, không có lối thoát và có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân trong nhiều ngày, nhiều tuần.
Hơn nữa, họ nhìn tương lai là những khó khăn, thiếu thốn, thất vọng khiến “ý chí của họ bị tê liệt” và không muốn nỗ lực, không muốn cam kết ngay cả với những điều nhỏ như ăn uống, thức dậy đúng giờ,… thậm chí còn xuất hiện suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Để được tư vấn chi tiết về trầm cảm, quý khách vui lòng liên hệ qua 1900969615.
Thảo luận về post này