Yoga là một trong những môn tập luyện được nhiều người yêu thích, nhất là những người trung tuổi trở lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tập bộ môn này. Để đảm bảo tập luyện phù hợp và an toàn, cả nhà cùng lưu ý những ai không nên tập Yoga dưới đây nhé.
Độ tuổi tốt nhất để tập yoga là 30 trở đi, đặc biệt thích hợp với những người làm văn phòng, ngồi, đứng lâu ở một tư thế, người có cơ thể không dẻo dai, hay mệt mỏi… Tuy nhiên, Yoga không dành cho một số trường hợp sau đây:
Mục lục
1. Trẻ em dưới 13 tuổi
Trẻ em là đối tượng không nên dành nhiều thời gian cho bộ môn này. Theo ông Dương Bảo Ngọc – Ủy viên BĐH CLB Yoga Hà Nội – Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân văn chia sẻ rằng trẻ nhỏ không nên tập yoga vì:
– Yoga đặc trưng bởi những động tác từ tốn, thư giãn tâm trí có thể khiến trẻ nhỏ trở nên trầm tính
– Trẻ tập yoga sớm trở nên thiếu năng động hơn so với các bạn cùng trang lứa
– Ở độ tuổi này, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động vui chơi, khám phá thế giới
Tuy nhiên, cũng có thể cho trẻ lựa chọn tập một số động tác yoga để cơ thể trở nên dẻo dai hơn như các bài tập uốn dẻo lưng, xoạc chân nhưng không dành quá nhiều thời gian. Xây dựng lối sống khỏe cho trẻ bằng việc tập các động tác nhẹ nhàng.
Trẻ em dưới 13 tuổi không nên tập yoga khó và nhiều thời gian
2. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoàn toàn có thể tập yoga nhưng cần tập có chọn lọc. Tốt nhất nên tránh tập luyện trong thời gian hành kinh
– Các bài tập yoga khó, nặng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn
– Các bài tập đảo ngược người dẫn tới hiện tượng chảy ngược ống dẫn trứng và nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
Xem thêm: Hướng dẫn tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu
3. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
Yoga mang tới nhiều tác dụng tốt cho bà bầu như tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn, chống trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý không phải động tác yoga nào cũng có thể tập. Tùy theo thời kỳ mang thai như trong 3 tháng đầu hay trong 3 tháng cuối để mẹ bầu lựa chọn bài tập phù hợp.
– Những bài tập đứng bằng một chân có thể khiến mẹ bầu mất thăng bằng và ngã, vô cùng nguy hiểm
– Những động tác vặn, xoắn bụng cũng tuyệt đối tránh trong thời kỳ mang thai
– Một số bà bầu chống chỉ định với việc tập thể dục và vận động cơ thể nhiều
– Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khoa sản trước khi quyết định tập yoga
Phụ nữ mang thai chỉ tập yoga khi được bác sĩ chuyên khoa cho phép
4. Người ốm
– Nếu bạn đang bị ốm nặng, hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục. Không nên cố gắng tập yoga vào lúc này. Tập quá sức có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ hơn. Thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn.
– Nếu bạn đang bị ốm không nặng, bạn vẫn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Tham khảo: Chế độ ăn kiêng Yoga giúp cân bằng thể chất và tinh thần
5. Người mắc một số bệnh lý
– Yoga có tác dụng rất tốt với nhiều bệnh mãn tính nhưng không tốt với các bệnh cấp tính
– Những người bị đau dạ dày, chảy máu dạ dày, cao huyết áp, từng bị nhồi máu não… phải hết sức cẩn thận khi tập luyện
– Nếu có triệu chứng bất thường nào cần dừng tập và xử lý ngay
6. Các tư thế nên tránh
– Những người có bệnh cao huyết áp nên tránh các tư thế đảo ngược người như trồng chuối yoga, tư thế cây nến…
– Người bị đau lưng, chấn thương cột sống không nên tập các bài vặn người, gập người. Tuy nhiên, bạn có thể tập luyện 4 tư thế yoga chữa đau lưng để cải thiện sức khỏe nhanh nhất.
– Người bị bệnh mạch vành nên tránh các tư thế đòi hỏi phải vặn xoắn người
– Những người mắc bệnh về khớp cổ nên tránh các bài tập nghiêng, ngửa cổ quá nhiều
– Người bị rối loạn tiền đình nên tránh các bài tập đảo ngược người và ngửa người ra phía sau (như rắn hổ mang, châu chấu)
– Người bị chảy máu dạ dày, đau dạ dày cần tránh các bài tập yêu cầu dùng nhiều lực từ bụng
Tóm lại, ai gặp vấn đề sức khỏe ở bộ phận nào thì không nên dùng nhiều lực từ bộ phận đó. Chỉ nên tập các bài tập yoga nhẹ nhàng, cơ bản. Những người đang bị ốm tránh tập yoga.
Thảo luận về post này