Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh thoái hóa khớp. BS Phạm Văn Dũng – Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai sẽ gợi ý thực đơn cho người bị bệnh thoái hóa khớp giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Mục lục
1. Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Với viêm khớp, sụn trong khớp bắt đầu bị phá vỡ và xương bên dưới bắt đầu thay đổi. Những thay đổi này thường phát triển chậm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Viêm khớp có thể gây đau, cứng và sưng. Trong một số trường hợp, nó còn gây giảm chức năng và tàn tật; một số người không còn khả năng làm các công việc hàng ngày hoặc công việc.
Mặc dù viêm xương khớp có thể làm hỏng bất kỳ khớp nào, nhưng rối loạn này thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống của bạn.
Các triệu chứng viêm xương khớp thường có thể được kiểm soát, mặc dù không thể hồi phục tổn thương khớp. Vận động, duy trì cân nặng hợp lý và nhận một số phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp cải thiện chức năng đau và khớp. Xây dựng một lối sống khỏe giúp mọi người tránh nguy cơ bị thoái hóa khớp.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
- Đau nhức
- Mất tính linh hoạt
- Sưng tấy
- Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu
- Khớp gối có thể bị sưng to
3. Thực đơn mẫu cho người bị thoái hóa khớp
3.1. Thực đơn mẫu 1500-1600kcal (50-55kg)
– Bữa sáng: Phở thịt nạc
+ Bánh phở: 180g
+ Thịt bò 40g (5-6 miếng mỏng)
+ Hành lá, rau thơm…
– Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
+ 2 lưng bát con (gạo 100g)
+ Thịt rim 35g ( 2-3 miếng)
+ Trứng gà rán 1 quả
+ Cải xoăn xào 200g (1 miệng bát con)
+ Dầu ăn hạt cải 5g (1 thìa 5ml)
– Bữa phụ chiều: Táo tây: 100g (1 quả nhỏ)
Xem thêm: Chế độ ăn uống hiệu quả cho người bị thoái hóa khớp
– Bữa tối: Cơm gạo tẻ
+ 2 lưng bát con (gạo 100g)
+ Mọc sốt 20g (1 viên )
+ Đậu luộc 1 bìa
+ Bắp cải luộc 200g (1 lưng bát con rau)
+ Dầu ăn 5g (1 thìa 5ml)
3.2. Thực đơn mẫu 1700-1800kcal (56-60kg)
– Bữa sáng: Bún cá rô đồng
+ Bún tươi: 180g
+ Cá rô đồng bỏ xương 40g
+ Hành lá, rau cải, rau thơm
– Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
+ 2 miệng bát con (gạo 120g)
+ Tôm đồng rang 50g
+ Giò lụa 30g
+ Củ cải xào 200g (1 miệng bát con)
+ Dầu ăn 5g (1 thìa 5ml)
– Bữa phụ chiều: sữa chua
– Bữa tối: Cơm gạo tẻ
+ 2 miệng bát con (gạo 120g)
+ Phi lê sốt 30g (1 miếng cá rô phi dài 3cm, dày 0,5cm)
+ Gà rang gừng 70g
+ Bắp cải luộc 200g (1 lưng bát con rau)
+ Dầu ăn 5g (1 thìa 5ml)
– Bữa phụ tối: 200ml sữa tươi
3.3. Thực đơn mẫu 1900-2000kcal (61-65kg)
– Bữa sáng: Miến thịt gà
+ Miến 160g
+ Thịt gà 50g (7-8 miếng mỏng)
+ Hành lá, rau thơm…
– Phụ sáng: Sữa chua Vinamilk 1 hộp
– Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
+ 2 bát con đầy (gạo 130g)
+ Trứng 1 quả kho thịt 40g
+ Lạc rang 35g ( 1 thìa đầy thìa 15ml)
+ Súp lơ xào 200g (1 miệng bát con)
+ Dầu ăn 5g (1 thìa 5ml)
– Bữa phụ chiều: nho đen 10-15 quả
– Bữa tối: Cơm gạo tẻ
+ 2 bát con đầy (gạo 130g)
+ Cá trắm hấp 90g không kể xương
+ Ba chỉ rang cháy cạnh 40g
+ Su su luộc 200g (1 lưng bát con rau)
+ Dầu ăn 5g (1 thìa 5ml)
– Bữa phụ tối: Sữa tươi 200ml