brand-icon
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả Kết Quả
main-logo Trang chủ
  • Thể dục
    • Cardio
    • Yoga
    • Strength
  • Dinh dưỡng
    • Dinh dưỡng cho người tập thể dục
    • Dinh dưỡng cho người bệnh
  • Sức khỏe tinh thần
  • Công nghệ
Không Có Kết Quả
Xem Tất Cả Kết Quả
  • logo 1SK
  • Trang chủ
  • Thể dục
  • Dinh dưỡng
  • Sức khỏe tinh thần
  • Công nghệ
Trang chủ Sức khỏe tinh thần

3 bài tập thở giúp tăng cường dung tích phổi

11 Tháng Bảy, 2023
trong Sức khỏe tinh thần, Thể dục
0
CHIA SẺ
4
LƯỢT XEM

Thở mím môi, thở bụng, bài tập ngắt quãng có thể giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm tình trạng khó thở khi dung tích phổi bị hạn chế.

Mục lục

  • Dung tích phổi là gì?
  • Nguyên nhân gây ra dung tích phổi thấp
  • 3 bài tập thở giúp tăng cường dung tích phổi
    • Thở bụng
    • Thở mím môi
    • Thở ngắt quãng  
  • Một số lời khuyên để giữ cho phổi luôn khoẻ mạnh

Dung tích phổi là gì?

Dung tích phổi là toàn bộ lượng không khí mà phổi bạn có thể chứa được. Nhưng theo thời gian, dung tích phổi và chức năng phổi của chúng ta thường giảm dần sau tuổi 20. Một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hoá của phổi, điều này có thể dẫn đến khó thở và thở gấp. Tuy nhiên, các bài tập thở có thể giúp giảm tình trạng khó thở do chức năng phổi bị hạn chế.

Nguyên nhân gây ra dung tích phổi thấp

  • Bệnh phổi mãn tính như COPD, khí phế thũng và hen suyễn
  • Béo phì
  • Không hoạt động, thể dục thường xuyên
  • Thiếu vitamin D
  • Trong khoảng thời gian thai kỳ
Tập thở giúp tăng cường dung tích phổi
Tập thở giúp tăng cường dung tích phổi

3 bài tập thở giúp tăng cường dung tích phổi

Thở bụng

Thở bụng, hay còn gọi là thở bằng cơ hoành tác động đến vùng cơ hoành, cơ quan thực hiện hầu hết các tác động nâng vật nặng khi thở.

Theo Hiệp hội Phổi Mỹ, thở bụng giúp cải thiện tốc độ phổi giãn nở và co lại. Thở bằng bụng đặc biệt tập trung vào việc tăng cường cơ hoành, cho phép một người hít thở sâu. Phương pháp thở này có công dụng cực kì lớn đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Nếu bạn bị COPD, hãy nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn bạn cách tập bài tập này để có kết quả tốt nhất. Bạn cần lưu ý bài tập này có thể giúp cải thiện các triệu chứng của COPD theo thời gian nhưng chúng không có tác dụng chữa khỏi bệnh cho bạn.

Thở bụng giúp cải thiện tốc độ phổi giãn nở và co lại
Thở bụng giúp cải thiện tốc độ phổi giãn nở và co lại

Cách thực hiện

  • Bước 1: Thả lỏng vai của bạn, bạn có thể thực hiện động tác này bằng cách ngồi hoặc nằm xuống.
  • Bước 2: Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
  • Bước 3: Hít vào bằng mũi trong 2 giây, cảm nhận không khí lưu thông vào vùng cơ hoành và thở ra bằng miệng. tiếp theo hít vào bằng mũi, lần này cố gắng khiến bụng căng hơn so với lần trước, bụng của bạn nên di chuyển nhiều hơn ngực của bạn.
  • Bước 4: Thở ra và cố gắng thực hiện mỗi lần thở ra dài gấp hai hoặc ba lần mỗi lần hít vào.

Lưu ý: Bạn có thể di chuyển vai về phía trước và sau, hoặc nghiêng đầu từ bên này sang bên kia để đảm bảo bài tập không gây căng thẳng cho phần trên cơ thể. Để tăng cường chức năng phổi, hãy tập thở bằng bụng và mím môi trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày.

Thở mím môi

Thở mím môi giúp làm chậm nhịp thở của bạn, giúp cho đường thở mở lâu hơn, tạo điều kiện cho luồng không khí ra vào phổi và cải thiện quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide.

Bài tập này thường dễ dàng thực hiện hơn so với bài thở bằng bụng và bạn có thể thực hành mỗi ngày ngay cả khi không có người hướng dẫn.

Thở mím môi có thể giúp cho đường thở mở lâu hơn
Thở mím môi có thể giúp cho đường thở mở lâu hơn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng để có thể thúc đẩy chuyển động của phổi.
  • Bước 2: Hít thở bằng mũi một cách chậm rãi, có kiểm soát.
  • Bước 3: Sau đó thở ra bằng cách mím môi (thời gian thở nên dài gấp đôi so với thời gian hít vào)

Thở ngắt quãng  

Nếu khó thở hoặc hụt thơi xuất hiện trong khi tập thể dục, bài tập cách quãng có thể là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho việc tập luyện ổn định. Bài tập ngắt quãng bao gồm một loạt bài tập cường độ cao xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi hoặc thư giãn. Ví dụ, bạn có thể đi bộ với tốc độ rất nhanh trong một phút, sau đó đi bộ chậm hơn trong hai phút, lần lượt theo chu kỳ.

Đi bộ nhanh trong vài phút, sau đó đi chậm lại hoặc nghỉ ngơi trước khi tiếp tục vòng lặp
Đi bộ nhanh trong vài phút, sau đó đi chậm lại hoặc nghỉ ngơi trước khi tiếp tục vòng lặp

Luyện tập cách quãng giúp phổi có thời gian phục hồi trước khi hoạt động cường độ cao trở lại. Bất kỳ lúc nào tập thể dục gây khó thở, bạn nên tập chậm lại trong vài phút và có thể tập thở mím môi cho đến khi hết khó thở.

Một số lời khuyên để giữ cho phổi luôn khoẻ mạnh

  • Nếu bạn hút thuốc, cân nhắc việc bỏ thuốc lá, tránh khói thuốc thụ động, khói xe hoặc những khu vực thi công.
  • Ăn thực phẩm giàu chất oxy hoá và chất xơ
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Cải thiện chất lượng không khí trong nhà
Tập thể dục, tránh xa khói thuốc và có một chế độ ăn uống lành mạnh là cách để giúp phổi của bạn hoạt động tốt nhất
Tập thể dục, tránh xa khói thuốc và có một chế độ ăn uống lành mạnh là cách để giúp phổi của bạn hoạt động tốt nhất

Các chuyên gia về phổi khuyến nghị người bệnh COPD và hen suyễn nên luyện thở vì chúng giữ cho phổi khỏe mạnh. Ai cũng có thể thực hiện các bài tập này để tăng cường chức năng phổi hoặc khi cảm thấy khó thở. Các bài tập thở sâu có thể giúp tăng dung tích phổi. Theo Quỹ Phổi Anh, hít thở sâu 5-10 lần, sau đó ho mạnh vài lần và lặp lại có thể làm sạch chất nhầy trong phổi sau khi bị viêm phổi, cho phép không khí lưu thông nhiều hơn. Các bài tập khác như thở mím môi có thể giúp kiểm soát tình trạng khó thở khi bị bệnh hô hấp, giúp trị chứng khó thở do Covid-19 gây ra.

(Theo Medical News Today)

Bài Trước

Những bệnh thường gặp trong mùa hè và cách phòng tránh

Bài Tiếp Theo

3 loại thực phẩm ăn thường xuyên gây hại cho hệ miễn dịch

Bài viết mới nhất

Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn là tình trạng viêm xuất tiết niêm mạc thanh quản.

6 bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh

19 Tháng Chín, 2023
Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu?

Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu? Triệu chứng và cách điều trị

13 Tháng Chín, 2023
Có cần bổ sung men tiêu hóa cho người lớn?

Có cần bổ sung men tiêu hóa cho người lớn?

13 Tháng Chín, 2023

Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống

11 Tháng Chín, 2023
logo 1SK

Công ty cổ phần 1SK

Trụ sở chính: Tầng M1 Tòa nhà ELCOM, Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 1900969615 Email: support@1sk.vn

TRANG CHỦ

Về 1SK Sống khỏe Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Chính sách khác

SẢN PHẨM

Thiết bị thông minh RPM giám sát bệnh nhân từ xa ODC bác sĩ trực tuyến

CỬA HÀNG

Thiết bị thông minh 1SK Dinh dưỡng, TPCN Thiết bị chăm sóc sức khỏe Phụ kiện - trang phục

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

youtube facebook

TẢI ỨNG DỤNG 1SK

qr-code-app
app-store-app google-play-app
logo 1SK

Công ty cổ phần 1SK

Trụ sở chính: Tầng M1 Tòa nhà ELCOM, Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

TRANG CHỦ

Về 1SK Sống khỏe Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật Chính sách khác

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 1900969615 Email: support@1sk.vn

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

youtube facebook

SẢN PHẨM

Thiết bị thông minh RPM giám sát bệnh nhân từ xa ODC bác sĩ trực tuyến

TẢI ỨNG DỤNG 1SK

qr-code-app
app-store-app google-play-app

CỬA HÀNG

Thiết bị thông minh 1SK Dinh dưỡng, TPCN Thiết bị chăm sóc sức khỏe Phụ kiện - trang phục
thong-bao-website-voi-bo-cong-thuong

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0110294352 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội. Cấp ngày 22/03/2023. Bản quyền ©1SK Corporation 2021

thong-bao-website-voi-bo-cong-thuong