Trầm cảm tuổi vị thành niên là gì? Biểu hiện của trầm cảm ở tuổi vị thành niên? Khi nào cần đưa trẻ vị thành niên đến gặp bác sĩ chuyên khoa?
Giải đáp từ ThS.BSNT Trịnh Thị Vân Anh – Phòng rối loạn cảm xúc – Viện sức khoẻ tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Mục lục
1. Trầm cảm tuổi vị thành niên là gì?
Trầm cảm ở thanh thiếu niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng gây ra cảm giác buồn dai dẳng và mất hứng thú với các hoạt động. Nó ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và cư xử, và có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc, chức năng và thể chất. Mặc dù trầm cảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống, các triệu chứng có thể khác nhau giữa thanh thiếu niên và người lớn.
Trầm cảm ở thanh thiếu niên gây các vấn đề về cảm xúc
2. Biểu hiện của trầm cảm tuổi vị thành niên
Trầm cảm tuổi vị thành niên cũng có những dấu hiệu khác so với trầm cảm ở người lớn, bao gồm:
– Biểu hiện qua triệu chứng cơ thể: Trẻ thường đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…
– Khí sắc trầm: Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, có thể bao gồm khóc lóc mà không rõ lý do khiến chúng dễ nổi cáu vô cớ, luôn trong tâm trạng bực bội hoặc khó chịu.
– Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút. Mất hứng thú hoặc mất niềm vui trong các hoạt động. Khó suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.
– Thay đổi vị giác: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có trường hợp ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân.
Khi các bậc phụ huynh nắm vững dấu hiệu trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ tốt hơn.
Trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm thường có cảm giác buồn chán nhẹ
– Rối loạn hành vi: Bao gồm các hành vi như quậy phá, chống đối bố mẹ, trộm cắp, chống đối xã hội…
– Hạn chế tiếp xúc các hoạt động xã hội: Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, những người xung quanh. Trẻ thường thu mình, tự cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, hay phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn.
– Tự sát cũng là một triệu chứng rất nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm ở trẻ. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như thắt cổ, cắt mạch máu, uống thuốc,… tuy nhiên những hành vi này thường xảy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.
Xem thêm: Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ cần lưu tâm
3. Khi nào đến gặp bác sĩ
Đối với hầu hết thanh thiếu niên, các triệu chứng trầm cảm thuyên giảm khi điều trị như dùng thuốc và tư vấn tâm lý. Thanh thiếu niên trầm cảm có thể có nguy cơ tự tử, ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng không nghiêm trọng. Xây dựng một lối sống khỏe cho trẻ vị thành niên là cách chăm sóc đúng cách nhất hiện nay.
Khi các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên rõ rệt nên đến bác sĩ tư vấn
Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc một người bạn của mình có thể bị trầm cảm vậy đừng chờ đợi để được giúp đỡ. Nếu bạn cần hãy nói chuyện với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe như bác sĩ hoặc y tá trường học của bạn. Hãy chia sẻ mối quan tâm của bạn với cha mẹ, một người bạn thân, một nhà lãnh đạo tinh thần, một giáo viên hoặc người khác mà bạn tin tưởng. Đó là những người sẽ giúp bạn hiểu rõ tâm lý của bản thân và cho bạn những lời khuyên thay đổi hiệu quả.
Để được tư vấn chi tiết hơn về trầm cảm tuổi vị thành niên, quý khách vui lòng liên hệ 1900969615.
Thảo luận về post này