Bài viết được cố vấn chuyên môn từ ThS.BS Nguyễn Viết Chung – Bác sĩ điều trị tại khoa Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện E Hà Nội.
Lo âu là sự lo lắng quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với tác nhân gây bệnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh. Lo âu kèm theo các suy nghĩ hay hành động phản ứng mang tính chất quá mức và vô lý mà người bệnh không thể tự kiểm soát được. Người mắc rối loạn lo âu lan tỏa có thể kèm theo các triệu chứng trầm cảm và ám ảnh sợ
Mục lục
1. Định nghĩa rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan stress với đặc điểm là những mối lo dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh, hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua mà không còn tính thời sự nữa. Kèm theo lo âu khó kiểm soát là các triệu chứng cơ thể như căng cơ, dễ cáu kỉnh, khó ngủ, bồn chồn.
Rối loạn này thường liên quan với các stress trường diễn, thường tiến triển có xu hướng trở thành mạn tính nếu không được điều trị đúng và triệt để. Nếu bạn có lối sống khỏe sẽ tránh mắc phải chứng rối loạn lo âu lan tỏa.
Người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa dễ bị stress
2. Các nhóm triệu chứng do rối loạn lo âu thường gặp
Triệu chứng tâm thần
Triệu chứng tâm thần là sự lo âu, lo lắng với các chủ đề không rõ ràng, không khu trú vào một hoàn cảnh hay sự kiện xung quanh nào. Người bệnh lo sợ rằng bản thân họ hay người thân sẽ sớm mắc một loại bệnh nào đó; hoặc sẽ gặp những điều không tốt như tai nạn; hay lo lắng về tương lai bất hạnh, đói kém, cô đơn không hề có căn cứ và thường mơ hồ. Kèm theo đó, người bệnh có cảm giác bồn chồn, bất an, dễ cáu gắt. Việc quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần nên được ưu tiên hàng đầu.
Triệu chứng thần kinh thực vật và cơ thể
– Đau đầu
– Run tay chân, vã mồ hôi
– Hồi hộp đánh trống ngực
– Khó chịu hệ dạ dày – ruột, tiêu chảy
– Căng thẳng cơ bắp
– Rối loạn giấc ngủ
– Tiểu nhiều lần
– Dễ mệt mỏi kiểu hụt hơi
– Dễ bực bội, cáu gắt
– Hoa mắt, chóng mặt
Rối loạn lo âu lan tỏa khiến người bệnh khó chịu dạ dày
3. Phương pháp điều trị rối loạn lo âu
Phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào
– Hóa dược: thuốc giải lo âu và các thuốc nhóm SSRIs
– Các liệu pháp tâm lý: CBT, phân tâm, Mindfullness
– Xây dựng lối sống lành mạnh: ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn 30p/ngày và uống đủ nước (2-3 lít/ngày).
Quá trình điều trị sẽ tùy thuộc vào đáp ứng của người mắc mà bác sĩ lâm sàng sẽ có liệu trình và thời gian cụ thể.
Xem thêm: Phân biệt rối loạn lo âu với lo lắng thông thường
4. Lưu ý quan trọng
– Tránh sử dụng các thuốc nhóm Benzodiazepin (seduxen, lezomil,…) kéo dài, z-drugs hoặc gây ngủ khác bởi nguy cơ gây nghiện/lạm dụng thuốc.
– Tránh sử dụng rượu và các chất gây an dịu, cần sa, ma túy đá để giải tỏa. Có thể ban đầu triệu chứng đỡ, tuy nhiên sau đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Để được tư vấn chi tiết về rối loạn lo âu lan tỏa, quý khách vui lòng liên hệ 1900969615
Thảo luận về post này